Tại sao mắt bị loạn thị thường có những biểu hiện như mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu… Những ảnh hưởng ấy có thể sẽ khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn. Vì thế cần có những biện pháp khắc phục khi mắt có dấu hiệu bị loạn thị.
Xem thêm: Tại sao mắt nhìn gần bị mờ
Nội dung bài viết
Loạn thị là gì?

Trong thế giới kĩ thuật số hiện nay, chúng ta tiêp xúc với các môi trường khác xa với thời tổ tiên – và điều này ảnh hưởng đến thị giác của chúng ta. Việc này dẫn đến số lượng lớn người bị loạn thị, gây ra thị lực mờ hoặc méo mó. Thực tế, loạn thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp nhất, ảnh hưởng một phần ba người trưởng thành ở Mỹ.
Loạn thị thường là kết quả của một giác mạc (lớp trong suốt che phủ mắt) bị bẻ cong hoặc biến dạng. Nếu giác mạc bị méo mó về bất cứ hướng nào cũng ảnh hưởng đến thị lực. Điều này có thể ảnh hưởng đến chúng ta ở mọi lứa tuổi, với các nghiên cứu gần đây cho thấy loạn thị có thể xảy ra ở trẻ em nhỏ cỡ 5 tuổi.
Triệu chứng thường thấy của loạn thị?

Loạn thị có thể ảnh hưởng bạn mọi lúc, vì vậy cần chú ý đến các dấu hiệu bạn có thể mắc phải. Những triệu chứng thông thường bao gồm:
- Nhức đầu
- Mỏi mắt
- Lé (Xem tại sao mắt bị lé)
- Thị lực méo mó hay thị lực mờ ở mọi khoảng cách
- Gặp khó khăn khi lái xe ban đêm
Khi thị lực bắt đầu có vẻ mờ, dù là do chấn thương hoặc do sự tiến triển không biết trước qua thời gian, gặp chuyên gia khúc xạ là điều cần thiết. Vài vấn đề thị giác như mỏi mắt có thể tự mất đi nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng cần chữa trị như mù màu, mắt lười (nhược thị), đục thùy tinh thể hay loạn thị.
Tại sao mắt bị loạn thị
Để trả lời cho câu hỏi tại sao mắt bị loạn thị, bạn có thể tìm hiểu về cấu trúc của mắt, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống để biết được rõ hơn.
Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Bệnh có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra hoặc sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó hoặc phẫu thuật. Loạn thị không phải do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt và cũng không nặng lên vì những việc đó.
Loạn thị có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:
Cận thị: giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa;
Viễn thị: giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.
Các cách phổ biến chữa loạn thị
Loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị nhưng nếu loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị. Dưới đây là các cách chữa bệnh loạn thị phổ biến:
Kính thuốc: đây là phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc, khách hàng nên tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp.
Phẫu thuật: với một số trường hợp mắt bị loạn thị nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc, khách hàng sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, phổ biến nhất có thể kể đến phẫu thuật Lasik, hiện là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Ortho-K (Orthokeratology) customize: phương pháp này sẽ sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm, làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.
Các bài tập cho mắt loạn thị

Thư giãn các cơ ở mắt: Giúp các cơ ở mắt cảm thấy ít căng thẳng, giảm các cảm giác đau đớn mắt do căng cơ.
Dùng ngón tay cái của bạn dựng thẳng trước mặt, ngang tầm mắt và cách mũi khoảng 10cm. Di chuyển ngón tay dần dần lên độ cao mà mắt không còn nhìn thấy được. Hãy để ngón tay ở điểm mắt còn có thể nhìn thấy được trong vòng hai giây.
Ngoài việc giơ tay lên trán, bạn cũng có thể di chuyển tay sang hai bên. Bài tập kéo dài trong 2 phút và được thực hiện từ 2 – 4 lần một tuần.
Mát xoa cầu mắt: Bài tập tốt nhất cho những người đang bị loạn thị nặng, giúp khôi phục tới mức tốt nhất của thủy tinh thể trong mắt.
Nhắm mắt lại và đặt hai đầu ngón giữa lên hai mắt.
Dùng lực nhẹ nhàng để không gây nhiều đau đớn cho mắt.
Mát xoa nhẹ nhàng từ trái sang phải, lên xuống, xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
Mỗi một động tác thực hiện 10 lần, kéo dài trong khoảng một phút.
Luyện mắt: Bạn có thể bắt đầu bài tập bằng cách đọc một cuốn sách trong khoảng vài phút, sau đó, nhìn sang một vật hoàn toàn khác biệt như một tấm card chẳng hạn. Bạn lại tiếp tục đọc sách và nhìn vào vật khác. Lặp lại hoạt động này cho đến khi mỏi mắt thì thôi.
Đây là một bài tập có thể thực hiện ở mọi nơi mọi lúc, giúp mắt khỏe hơn.
Cách phòng ngừa bị loạn thị
Bệnh loạn thị do di truyền thì sẽ không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, loạn thị nếu do những nguyên nhân khác gây nên thì hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế bằng cách:
Làm việc nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh để mắt nhìn ở nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ khi làm việc nơi có nguồn ánh sáng quá mạnh và chói.
Hạn chế tối thiểu những tổn thương có thể xảy ra cho mắt.
Thư giãn và dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi khi phải làm việc nhiều với máy tính, hoặc đọc sách.
Nếu có các bệnh lý về mắt nên điều trị dứt điểm sớm để tránh các biến chứng có thể gây loạn thị.
Khi đã bị loạn thị, nên đi kiểm tra và điều trị sớm, để tránh biến chứng nặng về sau.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin A tốt cho mắt, như: cà rốt, gấc, cà chua…
Bệnh loạn thị hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được nếu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp. Vì thế khi có dấu hiệu loạn thị hãy đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để khám và chẩn đoán.